Cáp thép

Hiển thị tất cả 50 kết quả

100.000 
1.150.000 
1.150.000 
10.000 
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
1.000 
Liên hệ
1.150.000 
2.150.000 
1.250.000 
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ

Cáp thép có lẽ là tên gọi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một vật dụng thiết yếu không thể thiếu trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, điện lực,… Thế nhưng bạn đã biết rõ cáp thép là gì? Công dụng của dây cáp thép? Bài viết dưới đây CỐP PHA VIỆT sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về nó.

Dây cáp thép và những thông tin cơ bản nhất
Hình 1: Dây cáp thép và những thông tin cơ bản nhất

Cáp thép là gì? Có nguồn gốc từ đâu?

Cáp thép cẩu là sợi dây kim loại được bện từ nhiều dây thép nhỏ, để bạn dễ hình dung thì dây cáp xoắn  giống như dây thừng. Đúng như tên gọi, cáp thép được làm từ nguyên liệu thép, kéo ra thành từng sợi nhỏ xoắn vào nhau nên dây cực kỳ bền, chắc chắn và cáp thép chịu lực, nhiệt rất tốt.

Cáp thép là sản phẩm phát minh của một kỹ sư người Đức tên là Wilhelm Albert. Vào những năm 1832 – 1834, ngành khai thác khoáng sản được các nước Phương Tây chú trọng đẩy mạnh và phát triển. Nhận thận thấy gặp rất nhiều khó khăn trắc trở khi sử dụng sức người để khai thác, ông đã cho ra đời sợi cáp thép đầu tiên trong lịch sử. Không những giảm sức lao động của con người mà quá trình vận hành diễn ra nhanh hơn, sản lượng gấp nhiều lần trước kia.

Đây là một sáng chế có giá trị, ý nghĩa lớn cho nhân loại và được cải tiến qua từng ngày giúp cho việc sử dụng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Cấu tạo dây cáp điện

Kết cấu của dây cáp rất đơn giản gồm 2 bộ phận chính đó là phần lõi và phần vỏ xoắn bên ngoài.

Phần lõi: Có 3 loại lõi được sử dụng phổ biến hiện nay

●Lõi IWRC

IWRC là gì? IWRC là từ viết tắt của chữ Independent Wire Rope Core trong tiếng anh. Là một sợi cáp độc lập, có nhiệm vụ chính là tăng khả năng chịu tải cho toàn bộ dây cáp. Lõi thép này hoạt động dựa trên nguyên lý: xoắn tiết dầu giúp cho dây có tuổi thọ cao và an toàn hơn cho những người đang làm việc trong công trình.

Chính cấu tạo đó, lõi IWRC được sử dụng để làm dây neo tàu thuyền, dây cẩu trong lĩnh vực xây dựng, máy móc kỹ thuật,…

●Lõi FC (Fiber Core)

Còn được gọi là lõi đay hay lõi bố. Đây là lõi nhựa tổng hợp từ thấm dầu. Với thành phần chính là nhựa Polypropylene (PP). Chính vì vậy, lõi FC chống thấm nước rất tốt vì vậy rất khó bị mục, sử dụng được lâu hơn các loại lõi khác. Thích hợp sử dụng trong môi trường nước như dây kéo trong giàn khoan, dây kéo tàu thuyền, khai thác mỏ,…

●Lõi SC (Strand Core)

Đây là lõi thép có cấu tạo dựa trên hình mẫu của tao cáp. Được sử dụng nhiều trong lĩnh vực điện lực.

Phần vỏ: Có 2 loại chính đó là cáp không mạ và cáp thép mạ kẽm

  • Cáp không mạ bên ngoài có màu đen. Do không mạ nên dễ bị oxi hóa hơn những loại khác. Để sử dụng được lâu hơn thì người ta thường quét một lớp dầu trên bề mặt ngoài như một lớp bảo vệ mỏng chống lại tác nhân xấu của môi trường.
  • Cáp mạ kẽm được làm carbon cao cấp, ánh lên màu trắng là màu của kẽm. Do vậy, tuổi thọ của loại thép này có thể kéo dài đến 10 năm, cao hơn các loại dây khác. Vì vậy có thể sử dụng trong bất kể môi trường nào, đây cũng là lý do mà cáp mạ thép được sử dụng phổ biến trong thị trường hiện nay.

Cách tính tải trọng của cáp thép

Để chọn dây cáp thích hợp với môi trường công việc thì bạn nên tính toán tải trọng trước khi bắt tay làm. Bởi vì nó tác động trực tiếp đến hiệu quả làm việc và độ an toàn cho bạn và những người xung quanh. Hãy đo ít nhất 3 lần để thu được số liệu thông số cáp thép chính xác nhất. Dưới đây là thông số kỹ thuật cáp thép cụ thể, bạn có thể tìm hiểu qua:

 Bảng tra thông số cáp thép chuẩn
Hình 2 : Bảng tra thông số cáp thép chuẩn

Dây cáp thép được phân loại như thế nào?

Có nhiều cách khác nhau để phân loại dây cáp cùng điểm qua một vài cách phổ biến dưới đây.

Phân loại dựa trên số lần bện

Dựa vào số lần bện, ta có thể chia dây cáp thép ra thành 3 loại:

  • Cáp xoắn đơn (hay còn được gọi là tao cáp): ở loại dây này, các sợi cáp được bện xoắn lại với nhau 1 lần. Dựa vào kết cấu cáp treo thường chỉ dùng để treo hoặc buộc.
  • Cáp xoắn đôi: gồm các dáng cáp được bện đôi lại với nhau để tạo thành dây cáp. Loại này thường được sử dụng nhiều nhất trong máy nâng.
  • Cáp xoắn ba: loại cáp xoắn ba được bện từ dây cáp xoắn đôi

Phân loại dựa trên cách bện dây cáp

Dựa vào cách bện cáp, người ta chia dây cáp thành 2 loại:

  • Cáp xoắn xuôi: chiều bện của các sợi trong dành cùng chiều với chiều bện của dành quanh lõi. Loại này là dây cáp thép chịu lực, có tuổi thọ cao, mềm dẻo. Tuy nhiên cáp xoắn đôi có điểm yếu là dễ bung và có xu hướng tự xoắn lại khi để chùng xuống. Bởi vậy, cáp xoắn xuôi thường chỉ được dùng trong các việc cố định như giữ căng vật, cáp thang máy và palang cáp nâng hạ của cần trục.
  • Cáp xoắn ngược: chiều bện của những sợi trong dành ngược so với chiều bện các dành quanh lõi. Loại này là dây cáp chịu lực tốt, có độ cứng, tuổi thọ cao, khó bung và không tự xoắn lại. Chính vì những ưu điểm này mà nó thường được dùng để làm cáp thép chống xoắn trong các trường hợp cáp có trạng thái để chùng như kéo gầu máy kéo…
Một sợi dây thép được uốn như hình bên
Hình 3: Một sợi dây thép được uốn như hình bên

Phân loại theo số lõi cáp

Có 4 loại dây cáp dựa vào cách phân loại theo lõi gồm: lõi cứng, lõi mềm, không lõi và nhiều lõi.

  • Cáp lõi mềm: có cấu tạo lõi được làm từ các sợi thực vật như sợi đay, sợi gai… Lõi mềm có tác dụng để bôi trơn cáp bằng nhiệm vụ giữ dầu mỡ, giúp cáp luôn trong tình trạng mềm dẻo, dễ dàng uốn cong qua puly cáp thép, tang tời.
  • Cáp lõi cứng và cáp không lõi thường dùng để neo giữ hay cố định vật.

Phân loại theo phương pháp xử lý bề mặt

Dựa vào phương pháp xử lý bề mặt, người ta phân dây cáp thép thành các loại khác nhau.

  • Cáp thép đen (cáp thép không mạ): trên bề mặt của dây cáp thép đen chỉ được phủ một lớp mỡ dầu mỏng để tránh tình trạng bị gỉ hoặc oxy hóa trong quá trình sử dụng.
  • Cáp mạ kẽm: loại cáp này đánh dây thép kỹ càng. Trên bề mặt của dây cáp được phủ một lớp kẽm màu trắng sáng, giúp dây cáp bền, không gỉ, sử dụng được ở nhiều môi trường khác nhau. Loại cáp mạ kẽm được dùng phổ biến là D12. Bạn có thể tìm các bài viết báo giá cáp thép D12 để tham khảo.
  • Cáp bọc nhựa: cáp bọc nhựa có cấu tạo giống như cáp mạ kẽm, nhưng bên ngoài được quấn thêm một lớp nhựa PVC để cách điện, tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ.

Cách đọc thông số trên dây cáp điện

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dây cáp điện khác nhau như cáp mạng ngoài trời có sợi thép cường lực, dây cáp trần, cáp bọc nhựa…

Cách đọc thông số trên dây cáp điện đang được tất cả mọi người, từ người làm trong lĩnh vực điện nói riêng và thi công nói chung quan tâm.

Một số kí hiệu thông số kỹ thuật đơn giản, được in bề ngoài vỏ của dây điện dễ dàng thấy và đọc:

  • Cu: đây là loại ký hiệu mà hầu như tất cả chúng ta đều biết. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là kí hiệu của vật liệu đồng.
  • PVC: là nhựa tổng hợp Polyvinyl chloride
  • XLPE: chính là chất liệu dùng để cách điện giữa các pha dây, cáp điện
  • DATA: thường chỉ áp dụng với cáp 1 lõi, là phần giáp hai lớp băng bằng nhôm
  • E: lớp tiếp địa
  • A: A có nghĩa là ampe. Các số đứng ở trước chữ A chỉ mức độ tối đa của dòng điện có thể chạy qua. Ví dụ mức tối đa của dòng điện là 20 ampe thì được kí hiệu là 20A
  • 1P, 2P, 3P: P tức là pha, ký hiệu bên tương ứng với 1 pha, 2 pha, 3 pha
  • MCCB – aptomat khối: áp dụng đối với điện dân dụng là aptomat tổng thì nó dùng để ngắt các mạch lớn với mức tối đa là 80A
  • MCB – aptomat tép: được dành riêng cho các tầng có tải trọng thấp hơn, để ngắt các dòng mạch nhỏ tối đa là 10KA

Qua bài viết đã giúp bạn tìm hiểu thông tin về cáp thép xây dựng chất lượng cao, mới nhất năm, 2020. Hãy tham khảo bài viết để bỏ túi thêm nhiều kiến thức hơn trong lĩnh vực này nhé.

Thông tin liên hệ
Công Ty TNHH Phụ Kiện và CỐP PHA VIỆT
Địa chỉ: 19A Nguyễn Văn Bứa, Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline – Zalo: 0967 84 99 34 – 0932 087 886
Email: info@copphaviet.com – dohungphat@gmail.com
Website: https://copphaviet.com/

Yêu Cầu Báo Giá
hotline 1

0932 087 886

hotline