Bạn là một người nội trợ hay một chủ cửa hàng nhỏ đang có nhu cầu mua một máy ép cốt dừa? Nhưng lại không biết máy vắt nước cốt dừa có công dụng như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Vậy thì bài viết này sẽ giúp bạn biết và hiểu thêm về nó. Hãy theo dõi nhé!
Cấu tạo của máy ép nước cốt dừa
- Phễu – nơi cho dừa vào để ép
Thường được làm bằng chất liệu inox, giúp dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng xong. Bạn nên đưa từ từ dừa vào để tránh bị kẹt, tắc nghẽn trong quá trình ép.
- Trục vít
Trục vít có tác dụng đưa dừa vào sâu bên trong và ép ra nước cốt vì vậy trục vít được chế tạo vô cùng chắc chắn bằng inox đặc, đảm bảo quá trình vắt diễn ra thuận lợi.
- Ống lưới lọc
Cấu tạo gồm 2 lớp. Lớp bên trong lỗ có kích thước nhỏ hơn lớp bên ngoài. Với thiết kế như vậy giúp việc lọc nước cốt dừa sạch sẽ hơn, phân tách bã với nước cốt riêng biệt.
- Khung máy và chân máy
Khung máy được thiết kế vô cùng chắc chắn và an toàn. Tránh rung lắc trong quá trình ép.
Dưới chân máy có gắn thêm bánh xe giúp cho quá trình di chuyển diễn ra thuận tiện và dễ dàng, không tốn nhiều công sức của người dùng.
Xem thêm : Máy ép nước mía

Lợi ích của việc sử dụng máy vắt nước cốt dừa
Máy ép cốt dừa là một thiết bị cần thiết trong nhà bếp của mỗi gia đình, đặc biệt là những cửa hàng bánh, chè,… Ngoài việc ép ra nước cốt dừa nguyên chất, nó còn mang lại những công dụng tuyệt vời mà chúng ta không thể không kể đến như:
- Tiết kiệm thời gian
Máy ép hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ. Chính vì vậy, hiệu quả năng suất mang lại cao hơn so với vắt bằng tay. Bởi quá trình vắt bằng sức người sẽ khiến cho đôi tay bạn trở nên mỏi, tê liệt khi làm việc trong nhiều giờ. Lâu ngày sẽ mắc các bệnh nguy hiểm về xương cốt, ảnh hưởng dây thần kinh,… gây cản trở việc cầm, nắm đồ vật sau này.
Bạn có thể làm những công việc khác trong khi đợi máy ép ra nước cốt.
- Tiết kiệm nhân lực
Trong một tiệm bán bánh, chè,… trung bình một ngày phải làm ra hàng trăm sản phẩm. Điều đó đòi hỏi phải rất nhiều người vắt nước cốt dừa để phục vụ cho quá trình sản xuất đó. Bạn chỉ cần đầu tư một máy ép nước cốt dừa chạy bằng điện thôi thì có thể vắt nước cốt dừa ra đủ sản lượng mà bạn cần. Bởi máy làm việc xuyên suốt, không bao giờ dừng, 1 giờ có thể ép 60 ký cơm dừa.
- Chất lượng sản phẩm được đảm bảo
Quá trình ép dừa bằng máy động cơ diễn ra rất phức tạp, trải nhiều giai đoạn thì mới đưa ra sản phẩm. Vì vậy, nước cốt vừa sạch sẽ mà còn không bị cặn, nhiễm khuẩn.
- Tăng hiệu quả ép
Máy ép dừa hoạt động có thể thu được 90 % trong một lần ép so với các phương pháp truyền thống.

Nguyên lý hoạt động của máy ép cốt dừa
Sau khi người dùng bật công tắc thì máy bắt đầu làm việc.
Xơ dừa được cho vào máy bằng phễu nạp đưa đến trục vít khi đó quá trình vắt được diễn ra.
Cơm dừa với nước cốt vẫn được trộn lẫn nhờ lưới lọc, lọc qua hai lớp để tách biệt hoàn và đưa ra ngoài. Từ đó, bạn thu được nước dừa 100% nguyên chất.
Cách sử dụng máy ép cốt dừa
Để thuận tiện cho người dùng, nhà sản xuất luôn tối ưu hóa cách sử dụng. Với 3 bước vô cùng đơn giản:
Bước 1: Cho dừa lên phễu. Bạn nên cắt dừa thành từng mảnh nhỏ để quá trình đưa vào trong thuận tiện hơn. Không nên cho hết vào cùng lúc, điều đó làm cho máy bị kẹt, làm gián đoạn quá trình ép.
Bước 2: Kết nối với nguồn điện. Bật công tắc để máy bắt đầu hoạt động.
Bước 3: Bạn chỉ cần chờ đợi để thu được nước ép. Nên hứng xô, chậu trước khi máy được vận hành để tránh văng ra ngoài.
Những lưu ý khi sử dụng máy ép nước cốt dừa mini
Để việc sử dụng đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần chú ý đến những điều sau đây:
- Chỉ một lần duy nhất thì máy có thể vắt 90% nước cốt có trong dừa. Chính vì vậy, bạn không nên tiết kiệm quá mức mà vắt lại thêm lần nữa. Bởi điều đó không những gây đứng máy khi dừa không còn tinh chất, mà còn có thể gây hỏng hóc một số bộ phận nào đó, tiêu tốn chi phí để sửa chữa.
- Sau khi sử dụng xong bạn nên vệ sinh máy ngay lập tức. Để lâu ngày sẽ gây gỉ, oxi hóa bộ phận máy. Không những làm giảm tuổi thọ mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong những lần sử dụng tiếp theo.
- Đặc biệt, trong quá trình vệ sinh bạn phải đảm bảo đã ngắt kết nối với nguồn điện nhé.
- Nếu trong quá trình hoạt động máy bị gián đoạn do kẹt, tắc bạn nên vặn công tắc ngược chiều kim đồng hồ. Việc làm đó giúp cho máy đùn ngược lên và hoạt động trở lại bình thường.
- Khi đưa dừa vào trong máy, bạn không nên sử dụng bằng tay, điều đó rất nguy hiểm. Có rất nhiều tai nạn do làm việc đó khiến cho đứt tay. Bạn nên sử dụng những vật dụng dài để đẩy.
- Sau 30 phút bạn nên cho máy nghỉ ngơi. Không nên để máy hoạt động liên tục khiến cho động cơ nóng lên rất dễ gây hỏng thiết bị bên trong.
>> Xem thêm : Máy bào vỏ mía
Liên hệ : 0967849934 (Mr Hồng)
Địa chỉ : 19A Nguyễn Văn Bứa, Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm các sản phẩm Chế tạo máy tại Cốp Pha Việt
Công Ty TNHH Phụ Kiện và Cốp Pha Việt
Địa chỉ: 19A Nguyễn Văn Bứa, Xuân Thới Sơn, Hóc Môn,Thành phố Hồ Chí Minh 760000
Hotline - Zalo : 0967 84 99 34 - 0932 087 886
Email: info@copphaviet.com - dohungphat@gmail.com
Website : https://copphaviet.com