Cách bố trí giàn giáo sàn mà bất cứ ai cũng nên biết!

Bố trí giàn giáo khung sàn giàn giáo xây dựng sao cho đúng quy định, đạt tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn là cực kỳ quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của công nhân khi làm việc trên giàn giáo. Vì thế các nhà thầu cần vững kiến thức về cách bố trí giàn giáo sàn.

Cách bố trí giàn giáo sàn mà bất cứ ai cũng nên biết!

Những hệ lụy đáng tiếc khi không nắm vững cách bố trí giàn giáo sàn mà bạn nên biết!

Nhiều đơn vị thi công do không nắm được cách bố trí giàn giáo sàn nên đã lắp đặt sai dẫn đến tình trạng giàn giáo bị yếu không đảm bảo an toàn lao động. Điều này cực kỳ nguy hiểm bới giàn giáo là chỗ làm việc của hàng trăm công nhân nếu giàn giáo có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người lao động.

Không ít nhà thầu do không hiểu hết được giá trị của cách bố trí giàn giáo sàn chuẩn đã có cách làm việc thiếu cẩn thận và gây ra những hậu quả không mong muốn.

Trong bài viết này CỐP PHA VIỆT muốn đem đến cho các nhà thầu và các cơ sở sản xuất kiến thức về cách bố trí giàn giáo sàn, để áp dụng vào thực tế nhằm đảm bảo an toàn lao động.

Cách bố trí giàn giáo sàn chuẩn là gì?

  • Trình tự cách bố trí giàn giáo sàn và đặc điểm lắp đặt hệ thống ván khuôn và sàn thao tác

– Đánh dấu tuyến tim của vách và cột, tuyến vị trí lỗ cửa, tuyến vị trí dọc ngang của trụ đứng bên của giá nâng.

– Lắp đặt giá nâng ở vị trí giao nhau của trục dọc và ngang (hoặc láng xoa phẳng lớp vữa xi măng -cát váng) mặt đổ trụ đứng bên của giá nâng.

– Lắp đặt giá nâng ở vị trí giao nhau của trục dọc và ngang, sau khi hiệu chỉnh độ thẳng đứng và thăng bằng, cố định chắc chắn.

– Lắp đặt vòng găng trên và dưới, đồng thời liên kết thành bộ khung với giá nâng ở vị trí giao nhau của trục dọc và ngang.

– Lắp đặt các giá nâng ở khoảng giữa của tuyến trục, đồng thời sơ bộ hiệu chỉnh độ thẳng đứng và thăng bằng, gia cố tạm thời chắc chắn.

– Lắp đặt các dầm nối của dầm ngang trên giá nâng tạo thành một hệ thống khung trượt của ván khuôn đồng thời kiểm tra toàn diện và hiệu chỉnh độ thẳng góc và độ thăng bằng.

Cách bố trí giàn giáo sàn mà bất cứ ai cũng nên biết!

– Điều chỉnh thanh đỡ vòng găng trên trụ đứng bên giá nâng, điều chỉnh vòng găng trên, dưới tới độ dầy yêu cầu của vách, độ côn của ván khuôn và độ ngang bằng của vòng găng, vặn chặt các bulong thu, sau đó gia cố chắc vòng găng ở vùng góc lồi lõm.

– Sau khi lắp đặt ván khuôn góc đồng thời hiệu chỉnh và cố định, dọc tuyến lắp đặt phía ván khuôn đồng thời chèn khe ván khuôn

– Buộc cốt thép đứng và ngang trong ván 1 khuôn, lắp đặt các đường ống chôn sẵn, khuôn các lỗ cửa.

– Sau khi dọn sạch trong ván khuôn, lặp lại phương pháp trên để lắp đặt ván khuôn phía còn lại và chèn khe miệng dưới hai phía ván khuôn .

– Lắp đặt dầm chính sàn thao tác trong và giá đỡ sàn đua ngoài, lắp đặt và gia cố hệ thống thanh chống đứng và ngang. Sau đó lát hoặc lắp đặt tấm sàn của sàn trong và ngoài.

Trên đây là các trình tự cách bố trí giàn giáo sàn khi lắp đặt cần làm theo đúng trình tự để tránh xảy ra sai sót không đáng có.

  • Điểm chính bố trí và lắp đặt hệ thống ván khuôn trong cách lắp đặt giàn giáo sàn

Khi thiết kế hệ thống ván khuôn trong cách bố trí giàn giáo sàn nên tham khảo thực hiện theo các quy định có liên quan ‘Quy định thiết kế và thi công công trình ván khuôn trượt’.

a/ Ván khuôn:

Việc chọn lựa ván khuôn có ý nghĩa quan trọng trong cách bố trí giàn giáo sàn.

  • Ván khuôn nên dùng ván khuôn thép. Nó có độ cứng và cường độ tương đối tốt, khó bị hỏng và biến dạng, lực cản ma sát tiếp xúc giữa mặt tấm và betong tương đố nhỏ, đễ làm sạch, tương đương phù hợp với thi công ván khuôn trượt.

Trong điều kiện tốc độ trượt và bê tông đạt cường độ ra khỏi ván khuôn bình thường chiều cao của ván khuôn thường là 1-1.2m. Đối với kết cấu mà phương pháp thi công là các sàn lên theo từng tầng thì miệng dưới của ván khuôn ngoài của vách trong và cột trượt không, sự liên kết của ván khuôn ngoài với khối vách, cột, dầm làm tăng tính ổn định của hệ thống van 1khuôn.

  • Ván khuôn các góc lồi lõm: ván khuôn các góc lồi lõm có thể làm thành ván khuôn góc toàn khối có góc tròn để giảm lực ma sát ở góc và các hiện tượng dính betong mất góc.

Độ côn ván khuôn là khoảng cách thông thủy: để ngăn ngừa khối vách bị kéo nứt và để giảm lực cản ma sát trượt, khi lắp dựng ván khuôn, phải tạo độ nghiêng miệng dưới lớn, miện trên nhỏ, độ nghiêng lấy 0.2 – 0.5% là vừa phải. Khoảng cách thông thủy giữa hai mặt ván khuôn, lấy khoảng cách thông thủy ở độ cao 1/3 cách miệng dưới ván khuôn, làm kích thước tiết diện thiết kế.

  • Ván khuôn các lỗ cửa: nếu khẩu độ hoặc diện tích các lỗ cửa của kết cấu tương đối lớn, ván khuôn các lỗ cửa nên dùng các tấm ván khuôn cài nút được. Tấm khuôn cài nút có ưu điểm thi công đơn giản và tiết kiệm thép, nhưng cần phải giải quyết tốt vấn đề cấu tạo nối khe, ngăn ngừa trong quá trình trượt, tấm cài biến dạng, chuyển vị và bị rơi. Nếu diện tích lỗ cửa hoặc khẩu độ tương đối nhỏ, nên dùng ván khuôn kiểu hộp hoặc chữ U, N. Tấm khuôn cài nút có độ cứng lớn, kích thước lỗ cửa để lại tương đối chính xác, hình dáng vuông vức, khi lắp đặt phải liên kết chắc chắn các chi tiết chôn sẵn ở hai phía (nhưng không thuận lợi tháo dỡ) tránh bị kéo theo khi trượt có hiện tượng dịch chuyển, vặn lỗ cửa.

Cách bố trí giàn giáo sàn mà bất cứ ai cũng nên biết!

b/ Vòng găng

Chọn vòng găng hợp lý cũng là điều cần chú ý cách bố trí giàn giáo sàn.

Nếu vòng găng chỉ chịu trọng lượng của ván khuôn, lực cản ma sát của ván khuôn và bê tông cộng áp lực mặt bê tông nên dùng thép hình tạo thành vòng găng dạng tháo lắp. Nếu sàn thao tác giá treo trong, ngoài trực tiếp tác động vào vòng găng hoặc khoảng cách giữa giá nâng lớn hơn 2.5m, nên liên kết vòng găng trên dưới thành một khối, tạo thành vòng găng chịu tải trọng kiểu dàn để tăng độ cứng phương dọc. Vòng găng ở nơi chuyển góc phải bố trí thanh chống xiên nhằm tăng độ cứng.

c, Giá nâng

Cần phải chú trọng vấn đề giá nâng trong cách bố trí giàn giáo sàn

Giá nâng nên làm thành giá nâng thông dụng dùng thi công được nhiều dạng kết cấu, liên kết dầm ngang với trụ đứng bên, trụ đứng bên và thanh đỡ vòng găng nênnên là dạng lắp ghép, để phù hợp với độ dày vách khác nhau và điều chỉnh độ côn của ván khuôn. Mặt bằng giá nâng thường có dạng chữ I, đối với cột khung có thể làm thành dạng chữ Y, X hoặc dạng khác, mặt đứng của nó thường dạng chữ N. Nếu giá nâng chịu áp lực bên tương đối lớn thì trụ đứng bên có thể làm thành trụ đứng kiểu dàn.

Liên kết giữa trụ đứng và dằm ngang thẳng góc, đồng thời tuyến tim của chúng phải ở trên cùng một mặt phẳng và điểm liên kết của chúng phải có đủ độ cứng. Dưới tác động của tải trọng sử dụng, biến dạng phương ngang của trụ đứng không nên lớn hơn 2mm.

Ván khuôn có tiết diện thay đổi: nếu vách, cột trượt đến bộ phận nào đó cần thay đổi tiết diện thì có 3 phương pháp:

– Không làm thay đổi hệ thống vòng găng hiện có, bên trong vòng găng của phương mặt cắt của kết cấu dùng biện pháp đặt thêm tấm đệm, tiến hành điều chỉnh lại vòng găng và lắp đặt lại ván khuôn, phương pháp thay đổi này đơn giản vào thao tác tương đối an toàn khi điều chỉnh có thể đảm bảo ván khuôn và hệ thống sàn thao tác trong quá trình trượt đã hình thành độ cứng và tính ổn định của khung trong trạng thái hệ thống biến dạng.

– Dùng phương pháp dán thêm mặt trong ván khuôn để thay đổi chiều dày tiết diện phương pháp này ngoài các ưu điểm đã trình bày ở trên, còn có đặc điểm thay đổi hình dạng nhanh, như rất tốn van 1khuo6n đệm (tương đối phù hợp với kết cấu khung), trong thiết kế trang bị ván khuôn trượt phải xem xét trước tải trọng phần đệm van 1khuo6n này;

– Nếu tiết diện thay đổi tương đối lớn (trên 100mm) và mật tiếp xúc của ván khuôn tương đương lớn có thể trượt không tới vị trí tiết diện thay đổi, lắp dựng lại vòng găng và ván khuôn.

Xem thêm

  Đặc điểm bố trí và lắp đặt hệ thống sàn thao tác

Khi làm cách bố trí giàn giáo sàn đặc điểm bố trí và lắp đặt hệ thống sàn cũng là điều cốt yếu không thể bỏ qua.

– Sàn chính: nếu khẩu độ tương đối nhỏ, thì dầm chính có thể dùng thép hình; và nếu khẩu độ tương đối lớn, dầm chính có thể làm thành hệ hàn thụt thò để thuận lợi cho các khẩu độ khác nhau. Dầm chính phải liên kết thành một khối với giá nâng. Giữa các dầm chính phải bố trí thanh chống ngang và đứng để tăng cường độ cứng của hệ thống sàn. Sàn chính có thể làm thành hai kiểu: phân đoạn và liền khối.

+ Sàn kiểu phân đoạn thò dầm phụ và tấm lát có thể làm thành tấm phủ, liền từng mảng cơ động; tấm phủ, liền từng mảng cơ động; tấm phủ đặt trên phần đua ra của dầm chính hoặc giá nâng.

+ Sàn kiểu liền khối, dầm dọc và dầm ngang nên liên kết cứng thành một khối để tăng cường độ cứng tổng thể của chúng. Loại sàn này phù hợp với phương pháp thi công cuốn chiếu phân đoạn theo phương đứng của vách, cột và sàn.

– Sàn vươn ra ngoài giá treo trong, ngoài.

Giá đỡ của sàn vươn ra ngoài và giá đỡ giáo treo trong nên dùng theo kiểu tháo lắp để thuận lợi cho việc lắp đặt và tháo dỡ. Giá đỡ tam gác của sàn vươn ra ngoài nên lắp đặt trên giá nâng. Giáo treo trong và ngoài có thể treo trên giá nâng hoặc dầm chính của sàn thao tác. chiều cao bảo vệ ngoài của sàn vương ra ngoài phải cao hơn dầm ngang của giá nâng 1.2m trở lên. Bao che sàn vươn ra ngoài và tháo treo trong ngoài phải dùng lưới an toàn, mắt nhỏ, che kín để tránh các vật rơi từ trên cao.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm các sản phẩm của giàn giáo hoặc cần tư vấn thêm về cách bố trí giàn giaó sàn liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0932 087 886

>>> Xem thêm : Giàn giáo xây dựng là gì? Các loại giàn giáo xây dựng phổ biến


CÔNG TY TNHH PHỤ KIỆN VÀ CỐP PHA VIỆT

Địa chỉ: 19A Nguyễn Văn Bứa, Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline - Zalo : 0967 84 99 34 - 0932 087 886

Email: info@copphaviet.com - dohungphat@gmail.com

Website : https://copphaviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YÊU CẦU BÁO GIÁ